• Chào bạn! Bạn vui lòng đọc kỹ Nội quy diễn đàn của chúng tôi để hoạt động được thuận tiện nhé. Xin cảm ơn!

Miền Nam Tiêu chí lựa chọn đơn vị thiết kế thi công xây dựng uy tín, chuyên nghiệp

xaydungsongnam

Tập Sự
13/10/22
10
0
0
songnam.net
Tìm kiếm kiến trúc sư không khó nhưng nhiều gia chủ chưa biết cách đặt vấn đề, trình bày nhu cầu của mình dẫn đến tốn tiền mà công trình không như ý.

Để sở hữu ngôi nhà mang tính thẩm mỹ cao, có công năng khoa học, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của một công ty kiến trúc.

Việc tìm thuê công ty thiết kế kiến trúc sẽ mang lại hiệu suất và kết quả vượt trội cho cả quá trình xây dựng. Tuy nhiên mức độ hiệu quả và tiết kiệm chi phí đạt được đến đâu còn phụ thuộc vào cách lựa chọn đơn vị đồng hành của bạn.

Thuê công ty tư vấn thiết kế hay kiến trúc sư khi làm nhà sẽ mang lại hiệu suất và kết quả vượt trội cho cả quá trình xây dựng.

Cần lưu ý gì khi lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc?


1. Hiểu nhu cầu của bản thân về ngôi nhà trong tương lai

Trong khi làm việc với kiến trúc sư, yếu tố quyết định là bạn phải đề xuất những yêu cầu tối thiểu cho ngôi nhà của mình. Bạn muốn có một ngôi nhà với hình thức kiến trúc, không gian nội thất theo trường phái hay ngôn ngữ nào (hiện đại, tân cổ điển hay cổ điển…). Chỉ khi hiểu rõ bản thân thích gì thì việc tìm kiếm mới có sự chọn lọc nhất định.

Mỗi công ty tư vấn thiết kế hay kiến trúc sư đều có một thế mạnh riêng trong việc thiết kế một trường phái kiến trúc nhất định. Vậy hãy làm việc với 2-3 kiến trúc sư để hiểu mình phù hợp với phong cách làm việc của ai.

Khi chọn được kiến trúc sư phù hợp, cần trao đổi rõ về chi tiết dự án cũng như khả năng tài chính và sở thích cá nhân như muốn ban công rộng ra sao, căn bếp theo phong cách nào… Tất cả cần được trao đổi rõ ràng.

2. Phương pháp làm việc với kiến trúc sư, đơn vị thiết kế

Cách đưa yêu cầu

Cần xác định nhu cầu và công năng sử dụng trước khi lập kế hoạch xây nhà với kiến trúc sư. Trao đổi tỉ mỉ, rành mạch về các nhu cầu cần thiết của bạn cũng như gia đình. Khi kiến trúc sư hiểu được yêu cầu cũng như nét văn hóa sinh hoạt riêng của gia đình bạn, họ sẽ phân tích những ưu nhược điểm của mảnh đất, căn hộ bạn đang sở hữu.

Không nên quá tham lam khi gom quá nhiều tiện ích hoặc nhiều cái đẹp vào trong yêu cầu của mình. Bởi yếu tố thẩm mỹ được dựa trên sự hài hòa và hợp lý của tổng thể. Không phải những gì bạn muốn đều có thể phù hợp và thực hiện một cách trọn vẹn.

Ví dụ khi lựa chọn hình thức kiến trúc mặt đứng cho ngôi nhà, đừng quá tập trung vào hình thức mặt tiền nếu như nhà nằm sâu trong ngõ, các điểm nhìn hướng đến công trình hầu như không có. Thay vào đó, có thể chọn những giải pháp ngôn ngữ kiến trúc đơn giản, ưu tiên toàn bộ cho phần không gian bên trong. Ngược lại, nếu ngôi nhà có vị trí mặt tiền đẹp, các điểm nhìn hướng tới ngôi nhà tốt thì hãy cùng kiến trúc sư thảo luận để ra một ngôn ngữ kiến trúc phù hợp với kiến trúc quy hoạch của cả khu hay một tuyến phố.

Cách đặt câu hỏi

Nên tìm hiểu trước các phong cách kiến trúc, công năng của mỗi không gian, phong thủy hoặc ý tưởng riêng của bạn. Như thế cuộc nói chuyện với kiến trúc sư sẽ trở nên rõ ràng, cụ thể hơn.

Ngoài ra, cần phải hỏi rõ kiến trúc sư những vấn đề sau:

– Thời gian dự kiến hoàn thành hồ sơ thiết kế thi công mất bao lâu (Sau khi đã chốt được phương án ý tưởng).

– Chi phí tính thiết kế và dự toán cho công trình.

– Thế mạnh của kiến trúc sư là phong cách gì.

Cần liệt kê bảng chi tiết mô tả nhu cầu của bạn và các thành viên trong gia đình, cũng như ghi chép các đề mục để trình bày những ý tưởng trang trí của mình đầy đủ và cụ thể nhất.

Nhìn chung, những thông tin này cần thời gian nghiên cứu, chắt lọc và bàn bạc với thành viên khác trong gia đình. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành xây nhà. Nên có khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm chuẩn bị, lên kế hoạch chi tiết trước khi gặp gỡ kiến trúc sư.

Cách kiến trúc sư làm việc

Tổng hợp những ý kiến, yêu cầu của bạn và với những gì thực tế đang có, kiến trúc sư sẽ lên ý tưởng sơ bộ về mặt bằng (layout) một cách tối ưu. Sau khi hoàn thiện những bước trên thì ngôi nhà trong tương lai đã hoàn thiện 70% việc thiết kế. Phần còn lại là triển khai thiết kế bản vẽ kỹ thuật bao gồm kiến trúc, kết cấu và điện nước để hoàn thiện đầy đủ hồ sơ thiết kế.

Thông thường một công trình từ lúc lên ý tưởng cho đến hoàn thành hồ sơ thiết kế từ 30-40 ngày. Thời gian này giúp bạn chuẩn bị kinh tế, chỗ ở tạm thời… cho khoảng thời gian xây nhà sắp tới.

Lưu ý: Nghiên cứu phong thủy khi xây nhà với nhiều người là việc quan trọng, tuy vậy đừng để việc này phá hỏng ý tưởng của kiến trúc sư. Nên tham khảo phong thủy, kết hợp với kiến trúc sư để có được sự bố trí hài hòa nhất trong nhà.

Liên hệ công ty kiến trúc:
You must be registered for see images attach

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM

Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM
Hotline: 0769 861 168
Điện thoại: + (84.28) 3848 4995 hoặc + (84.28) 35 265 269
Website: songnam.net
 
Sửa lần cuối:

xaydungsongnam

Tập Sự
13/10/22
10
0
0
songnam.net
Một ngôi nhà không chỉ đơn thuần là chỗ che mưa che nắng. Một ngôi nhà đáng để sống còn phải đẹp và đầy đủ tiện nghi nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho tất cả mọi người sống dưới mái nhà ấy.

Chọn nhà thầu xây dựng uy tín là việc rất quan trọng khi bạn chuẩn bị xây nhà. Nếu bạn đã có trong tay bản thiết kế kiến trúc ngôi nhà mơ ước, mua được vật liệu xây dựng thì lúc này bạn cần chọn nhà thầu xây dựng uy tín, kinh nghiệm với đội thợ có tay nghề cao, giá cả hợp lý.

Dưới đây là những nội dung cần lưu ý khi lựa chọn nhà thầu xây dựng để có một ngôi nhà ưng ý nhất.

Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu trình tự cơ bản trong quá trình xây dựng một căn nhà. Cho dù ngôi nhà đơn giản hay phức tạp thì cũng đều giống nhau từ lúc đặt viên đá đầu tiên cho đến lúc tân gia viên mãn.

Để chuyển ý tưởng về công năng sử dụng, cách bố trí phòng ốc của ngôi nhà đến màu sắc, chất liệu bạn cần có sự giúp sức của kiến trúc sư. Sau khi đã thống nhất được phương án kiến trúc thì kỹ sư xây dựng và kỹ sư ME (điện, nước) có nhiệm vụ tính toán độ bền vững của kết cấu, bố trí cấp thoát nước, bố trí thiết kế cơ điện.

Khi có bản vẽ tư vấn thiết kế nhà chưa hẳn bạn đã khởi công xây dựng ngay được.

Để có được một thiết kế nhà ưng ý là cả một quá trình làm việc nghiêm túc giữa chủ nhà và kiến trúc sư thiết kế.

Khi có bản vẽ tư vấn thiết kế nhà chưa hẳn bạn đã khởi công xây dựng ngay được. Bạn cần có một hồ sơ pháp lý trước khi xây nhà là bản vẽ cấp phép xây dựng. Sau giai đoạn này sẽ đến giai đoạn thi công xây dựng.

Để xây dựng một căn nhà đẹp thì có 03 hình thức giao thầu xây dựng:

– Giao thầu phần nhân công
– Giao thầu phần thô và nhân công hoàn thiện
– Giao thầu chìa khóa trao tay.
 
Sửa lần cuối:

xaydungsongnam

Tập Sự
13/10/22
10
0
0
songnam.net
Công tác tư vấn thiết kế kiến trúc bao gồm lập dự án tư vấn đầu tư, thiết kế ý tưởng, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công.

Cùng với đó là sự phối hợp của các bộ môn quy hoạch, thiết kế kiến trúc, kết cấu, hạ tầng, phòng cháy…

Vai trò
  • Khảo sát hiện trạng, phác thảo ý tưởng thiết kế.
  • Tư vấn giám sát nội dung theo mong muốn của chủ đầu tư, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cả về công năng và thẩm mỹ của công trình.
  • Đưa ra quy hoạch tổng thể và thiết kế ý tưởng cho dự án.
  • Thiết kế kỹ thuật cơ sở hạ tầng, bao gồm tư vấn thiết kế kiến trúc, kết cấu, M&E
  • Lập tổng mức đầu tư dự án
  • Giám sát thi công xây dựng công trình
Quy trình thực hiện

Bước 1: Lên thiết kế ý tưởng

Sau khi nhận bài toán từ chủ đầu tư, các kiến trúc sư sẽ tiến hành thu thập thông tin hiện trạng, khảo sát địa hình và địa chất trước khi bắt tay vào thiết kế. Trao đổi với chủ đầu tư để xác định rõ nét tiêu chí, phong cách, phù hợp với mục đích sử dụng, sau đó lên những ý tưởng ban đầu cho dự án.
Đề xuất giải pháp thiết kế, bao gồm các ý tưởng cảm hứng, định hướng về tương lai và các giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, nội thất, cảnh quan, chiếu sáng, sử dụng vật liệu kết cấu, M&E, đưa ra tổng mức đầu tư.

Bước 2: Thiết kế cơ sở
  • Khi hồ sơ thiết kế ý tưởng được duyệt, các kiến trúc sư thiết kế sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện các giải pháp thiết kế.
  • Tiến hành triển khai hồ sơ thiết kế cơ sở, lập dự án đầu tư và tính toán tổng mức đầu tư.
Bước 3: Quy trình thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
  • Triển khai hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công
  • Triển khai thuyết minh thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
  • Lập chỉ dẫn kỹ thuật và chi tiết dự toán.
Bước 4: Giám sát thi công xây dựng công trình

Quá trình này diễn ra trong suốt quá trình thi công cho đến khi công trình hoàn tất.
 
Sửa lần cuối:

xaydungsongnam

Tập Sự
13/10/22
10
0
0
songnam.net
Đời người có 3 việc lớn nhất là “Tậu trâu – Cưới vợ – Làm nhà”, do vậy làm nhà hoàn toàn là một việc trọng đại của đời người. Ngôi nhà không chỉ là nơi bạn nghỉ ngơi sinh hoạt mà còn là không gian để gắn kết, sum vầy gia đình sau những giờ lao động mệt nhọc.
Xây nhà là cả một quá trình và cũng là tâm huyết của gia chủ và toàn thể đội ngũ thiết kế và thi công.

Việc thiết kế kiến trúc trước khi triển khai xây dựng giúp tạo nên một không gian sống đẹp, tiện ích, đáp ứng đầy đủ công năng và một môi trường sống thuận tiện, thoải mái cho gia chủ.
Trong xây dựng, bản vẽ thiết kế kiến trúc cũng giống như tấm bản đồ giúp cho chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công nắm được toàn bộ các thành phần kỹ thuật trong một ngôi nhà, từ móng nhà, mặt bằng công năng, hình ảnh 3D của ngôi nhà cho đến bản vẽ chi tiết đường điện, đường nước của ngôi nhà.

Vì sao cần thiết kế kiến trúc trước khi xây nhà?
  • Đảm bảo tính pháp lý cho công trình
  • Bản thiết kế sẽ đảm bảo cho bạn có một ngôi nhà ưng ý nhất
  • Bản vẽ thiết kế nhà giúp tiết kiệm kinh phí và hạn chế phát sinh
  • Tính toán được phong thủy phù hợp với gia chủ khi thiết kế
  • Giúp quản lý được số lượng và chất lượng vật tư xây dựng
  • Bản thiết kế kiến trúc giúp việc sửa chữa sau này được dễ dàng hơn
Đối với một bản vẽ thiết kế kiến trúc hoàn chỉnh sẽ phải bao gồm đầy đủ 3 yếu tố sau
1. Phần kiến trúc
Đó là kiểu dáng ngôi nhà từ ngoài vào trong. Phối cảnh mặt ngoài sẽ giúp gia chủ hình dung được kiểu dáng màu sắc của ngôi nhà sau khi thi công xây dựng hoàn thiện.
Mặt bằng từng tầng chính là mặt cắt của ngôi nhà theo từng tầng thể hiện vị trí kính thước của từng mảng tường, cách đặt vị trí cầu thang, bố trí các phòng, diện tích bố trí từng phòng. Phần này thường có ghi chú rõ ràng để gia chủ dễ hiểu nhất
2. Phần hồ sơ kết cấu
Phần hồ sơ kết cấu sẽ bao gồm:
– Ghi chú quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công
– Mặt bằng móng, chi tiết móng
– Mặt bằng định vị cột, chi tiết kết cấu cột
– Mặt bằng định vị dầm, chi tiết dầm tầng
– Mặt bằng kết cấu sàn tầng
– Mặt bằng định vị lanh tô, chi tiết kế cấu lanh tô
– Thống kê cốt thép
3. Phần điện nước
– Hồ sơ thiết kế chiếu sáng
– Hồ sơ thiết kế ổ cắm
– Hồ sơ thiết kế internet( Nếu có)
– Hồ sơ thiết kế Truyền hình cáp( Nếu có)
– Hồ sơ thiết kế điện thoại( Nếu có)
– Sơ đồ điện thông minh(Miễn phí – Nếu có)
– Thống kê vật tư
– Hồ sơ thiết kế cấp thoát nước
– Thống kê vật tư
 
Sửa lần cuối:

xaydungsongnam

Tập Sự
13/10/22
10
0
0
songnam.net
Thông thường, một số gia chủ khi chưa tiếp xúc với hồ sơ thiết kế kiến trúc, chỉ hình dung một cách đơn giản: Một hồ sơ thiết kế bản vẽ kiến trúc sẽ gồm có ảnh phối cảnh, các mặt bằng. Điều đó đúng, tuy nhiên nhưng chưa đủ. Đó chỉ là một phần nhỏ trong hồ sơ thiết kế kiến trúc.

Khi đã quan tâm và muốn xây dựng ngôi nhà cho riêng mình. Thì việc cần có một bộ hồ sơ thiết kế trúc là rất quan trọng với bạn. Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về một bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc bao gồm những gì? Tại sao cần phải có bộ hồ sơ này?

Hiện tại, đa số các đơn vị xây dựng đều phải có bộ hồ sơ thi công này. Để có thể dựa vào đó, có thể tiến hành thi công đúng theo kích thước, tỷ lệ mà Kiến trúc sư đã tính toán. Khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm khi công trình được dựa trên đúng những nội dung mà hồ sơ thiết kế đề ra. Vì thế công trình đảm bảo chất lượng, không bị chỉnh sửa, đập phá và thêm bớt làm giảm chi phí phát sinh.

Hồ sơ thiết kế kiến trúc là một bộ hồ sơ giấy tờ được dùng để diễn giải chi tiết về căn nhà của bạn. Đây được coi là kim chỉ nam trong công việc xây dựng nhà ở giúp gia chủ có thể định hình được công việc xây dựng một cách dễ dàng.

Bên trong bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc gồm có:

Lên kế hoạch làm hồ sơ phương án kiến trúc (có thể 2 hoặc 3 phương án), hồ sơ xin phép xây dựng (bản vẽ theo quy định của Nhà nước), hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình gồm:
  • Cung cấp bản vẽ kiến trúc (có đầy đủ thành phần chi tiết cấu tạo, vật liệu..)
  • Cung cấp bản vẽ kết cấu công trình
  • Cung cấp bản vẽ thiết kế điện
  • Cung cấp bản vẽ thiết kế cấp, thoát nước
  • Cung cấp bản vẽ thiết kế hệ thống điều hòa không khí
Hồ sơ thiết kế kiến trúc bao gồm: Mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình; Phối cảnh; Mô tả vật liệu dùng cho thi công; Chi tiết kiến trúc; Chi tiết cửa, vệ sinh, lan can, thang…; Mặt bằng bố trí nội thất, lát sàn, trần. Khi giao hồ sơ kiến trúc, khách hàng thanh toán cho chúng tôi 20% giá trị hợp đồng tiếp theo. Cả hai sẽ có thời gian trao đổi để thống nhất các chi tiết thiết kế dự kiến. Trước khi triển khai hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công.

Ảnh phối cảnh 3D công trình kiến trúc

Hình ảnh phối cảnh 3D sẽ cho phép bạn hình dung được căn nhà của bạn trong tương lai sẽ ra sao, kiến trúc, vật liệu ngoại thất và cảnh quan xung quanh như thế nào.
Một mẫu thiết kế 3D thông thường sẽ có từ 2 đến 3 ảnh hoặc có nhiều hơn và được in màu trên bìa cứng chất lượng loại 1. Mỗi ảnh sẽ có một góc nhìn khác nhau về căn nhà giúp bạn có thể hình dung một cách bao quát về toàn bộ ngôi nhà của mình.

Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng của ngôi nhà

Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng của ngôi nhà cụ thể gồm có:

Mặt bằng tổng thể: Bản vẽ mặt bằng tổng thể góp phần thể hiện vị trí các công trình và hệ thống cây xanh, đường đi, tổng quan quy hoạch của lô đất. Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể có đánh dấu hướng nam, hướng bắc để giúp chủ nhà có thể định hướng được cửa nhà với cổng, hướng cổng với giao thông đi lại ở trong sân.
Mặt bằng các tầng: Bản vẽ mặt bằng các tầng thể hiện vị trí, kích thước của các bức tường, các vách ngăn của cầu thang, cách bố trí vị trí các phòng, đồ đạc, thiết bị, diện tích của các phòng. Dựa vào bản vẽ thiết kế mặt bằng các tầng, thợ thi công sẽ biết mình cần phải thi công những gì và làm theo dễ dàng hơn.

Mặt đứng: Bản vẽ mặt đứng là bản vẽ thể hiện chi tiết cách trang trí kiến trúc ngoại thất của toàn bộ ngôi nhà, vị trí và kích thước chi tiết.

Mặt cắt: Bản vẽ mặt cắt sẽ thể hiện chi tiết phần kết cấu của các bộ phận ở bên trong ngôi nhà như: kích thước của các bức tường, các cửa, sàn nhà, mái, kích thước của các tần. Bản vẽ mặt cắt sẽ thể hiện được vị trí, hình dáng kiến trúc bên trong của các phòng trong ngôi nhà.

Bản vẽ chi tiết của dầm, sàn, mái

Bản vẽ chi tiết của dầm, sàn, mái nhà gồm có:

Bản vẽ mặt bằng chi tiết bậc, sảnh chính… cũng như tất cả các bản vẽ kiến trúc khác bản vẽ mặt bằng chi tiết bạc, mái sẽ được ghi chú đầy đủ các lớp cấu tạo, các loại vật liệu giúp bạn yên tâm hoàn toàn trong quá trình thi công.

Bản vẽ chi tiết sảnh chính: Bản vẽ chi tiết sảnh chính thể hiện chi tiết cách trang trí ngoại thất công trình. Qua các chi tiết trang trí, gia chủ có thể hình dung được ngôi nhà được xây dựng theo phong cách kiến trúc nào.
Bản vẽ chi tiết thang, vệ sinh, sàn, cửa, cổng, hàng rào

Bản vẽ chi tiết thang, vệ sinh, sàn, cửa, cổng, hàng rào thể hiện tất cả các kích thước, các loại vật liệu chỉ định sử dụng, màu sắc… đều được ghi chú một cách rõ ràng. Bản vẽ chi tiết cầu thang, nhà vệ sinh, sàn, cửa, cổng, hàng rào gồm có:
  • Bản vẽ mặt bằng chi tiết thang
  • Bản vẽ chi tiết thang bộ, tay vịn, trụ đứng
  • Bản vẽ mặt bằng chi tiết WC
  • Bản vẽ mặt cắt – mặt bằng trần
  • Bản vẽ mặt bằng định vị cửa
 

xaydungsongnam

Tập Sự
13/10/22
10
0
0
songnam.net
Nhà thiết kế kiến trúc là người tham gia vào việc thiết kế các tòa nhà hoặc cảnh quan đô thị từ giai đoạn lên ý tưởng đến hoàn thiện gọi là kiến trúc sư. Dựa trên các mục tiêu của dự án, anh ta tạo ra các kế hoạch, bản vẽ và thông số kỹ thuật của dự án. Công việc của một kiến trúc sư thiết kế đòi hỏi kiến thức về xây dựng, thiết kế, khoa học và toán học để tạo ra các dự án xây dựng hiệu quả và hấp dẫn. Họ làm việc dưới sự giám sát trực tiếp của các kiến trúc sư được cấp phép.

Nhà thiết kế kiến trúc là người tham gia vào việc thiết kế các tòa nhà hoặc cảnh quan đô thị từ giai đoạn lên ý tưởng đến hoàn thiện.


Một nhà thiết kế kiến trúc làm gì? Nhiệm vụ thiết kế kiến trúc của kiến trúc sư có thể bao gồm:

Cộng tác với khách hàng để thảo luận về các yêu cầu, tiến độ và ngân sách của dự án;
Tạo ra các kế hoạch, bản vẽ và thông số kỹ thuật của dự án;
Điều chỉnh dự án theo phản hồi của khách hàng;
Tương tác với các kỹ sư, nhà xây dựng, kiến trúc sư và quản lý dự án trong quá trình thực hiện dự án;
Tính toán dự toán, thời gian, kỹ thuật, thi công theo dự án;
Đảm bảo rằng dự án tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định xây dựng;
Thu thập và sử dụng dữ liệu về vật liệu, kích thước và số đo cho kế hoạch dự án;
Đến công trường để giám sát dự án.
 

xaydungsongnam

Tập Sự
13/10/22
10
0
0
songnam.net
Nhà phố hiện nay thường có kích thước nhỏ, đa phần chỉ có một mặt tiền và diện tích không lớn. Do đó, thiết kế thi công xây dựng nhà phố nhìn chung phải làm nhiều tầng để thỏa mãn được nhu cầu lớn về không gian sinh hoạt trong khi bị giới hạn về diện tích.

1. Thiết kế thi công nhà phố 1 tầng
Mẫu thiết kế nhà phố 1 tầng luôn là sự lựa chọn được ưa thích của các chủ đầu tư, đặc biệt là các gia đình trẻ. Các yếu tố tự nhiên như cây cỏ, sân vườn, và không gian thoáng đãng được tích hợp để tạo nên một môi trường sống gần gũi với thiên nhiên. Mỗi đường nét kiến trúc, từ cửa chính đến cửa sổ, đều được thiết kế với sự tinh tế và chăm chỉ, tạo nên một không gian sống độc đáo và đầy tính cá nhân.
Xu hướng thiết kế thi công xây dựng nhà phố hiện nay


2. Thiết kế thi công xây dựng nhà phố 2 tầng
Mẫu thiết kế nhà phố 2 tầng là một biểu tượng của sự tinh tế và sáng tạo trong lĩnh vực kiến trúc. Những ngôi nhà phố này thường đã tạo nên không gian sống đẳng cấp cho gia đình các chủ đầu tư.
Các mẫu nhà phố 2 tầng thường sẽ không rập khuôn mà có thể thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện xung quanh và sở thích của chủ đầu tư. Sẽ thật tuyệt vời nếu như có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và cổ xưa. Đã có rất nhiều mẫu thiết kế kiến trúc nhà phố vô cùng đẹp mắt được ra đời nhờ vào sự sáng tạo của kiến trúc sư.

3. Thiết kế thi công xây dựng nhà phố 3 tầng
Các thiết kế kiến trúc thi công xây dựng nhà phố 3 tầng đã đươc nhiều chủ nhà ưu tiên khi xây dựng một căn nhà ấm cúng và tiện nghi. Với nhiều chức năng khác nhau, mẫu thiết kế này mang lại sự linh hoạt cho gia đình, đồng thời tạo ra không gian đa dạng để phục vụ nhu cầu sống và làm việc của cả gia đình chủ đầu tư.
Thiết kế thi công xây dựng nhà phố 3 tầng

4. Thiết kế thi công xây dựng nhà phố 4 tầng
Thiết kế nhà phố 4 tầng được kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và sự linh hoạt trong bố trí không gian để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của gia đình.
Thiết kế thi công xây dựng nhà phố 4 tầng

Các tầng được thiết kế với sự sắp xếp hợp lý, tận dụng mỗi mét vuông để tạo ra không gian sống thoải mái và linh hoạt. Tầng trệt thường là không gian chung mở, kết hợp giữa phòng khách, bếp và phòng ăn, tạo nên sự giao thoa thoải mái và gần gũi. Tầng lửng được sử dụng để làm phòng làm việc hoặc phòng giải trí gia đình.
5. Thiết kế thi công xây dựng nhà phố 5 tầng
Với những ngôi nhà phố 5 tầng, các kiến trúc sư sẽ đưa ra những giải pháp sáng tạo để tạo ra không gian sống đẳng cấp và tiện ích. Sự đa dạng trong bố trí không gian và chức năng là chìa khóa quan trọng để đáp ứng đồng thời cả nhu cầu của chủ đầu tư.
Thiết kế thi công xây dựng nhà phố 5 tầng

Tầng thượng được thiết kế rộng lớn tạo nên không gian gặp gỡ và giải trí. Các tầng đều được thiết kế để tối ưu hóa ánh sáng và gió tự nhiên, cùng với không gian phòng ngủ và phòng sinh hoạt gia đình.